Anh Lê Huy, thành viên của Hội Di sản sông Lam vừa chuyển đến Khu di tích Nguyễn Du (Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) 8 khối đá, được cho là một bộ bàn ghế cổ do bàn tay con người chế tác.
8 khối đá nói trên gồm 3 khối lớn có chiều cao tương đương, bề mặt nhẵn phẳng và 5 khối nhỏ cao thấp khác nhau, có hình thù như những chiếc ghế ngồi.
Theo quan sát, ‘bộ bàn ghế’ này đều được chế tác từ một loại đá giống nhau. Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia Nguyễn Du cho biết, cả 8 khối đá nói trên đều được phát hiện tại một điểm, nằm cạnh nhau dưới lòng đất ở độ sâu chừng 2 – 3m.
“Trong lúc người dân làng Tra, Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn, Nghệ An) khai thác đất làm công trình ở khu vực núi Bảy Ngấn thì phát hiện các khối đá, khi lau rửa, cạo sạch đất mới phát hiện là bộ bàn ghế cổ.
Có thể khẳng định rằng đây là sản phẩm do bàn tay con người chế tác với kỹ thuật rất thô sơ.Hiện các ngành chức năng đang nghiên cứu, tìm hiểu để xác định rõ niên đại của bộ bàn ghế cổ này” – ông Khoa cho biết.
Một vài ý kiến đã cho rằng, vùng đất Nghĩa Đàn có di chỉ khảo cổ học Làng Vạc, thuộc nền văn hóa Đông Sơn (tồn tại từ 2.000 – 2.500 năm trước).
Nếu chủ nhân của bộ bàn ghế độc đáo này cũng nằm trong nền văn hóa đó thì đây là một phát hiện mới mẻ và thú vị.
Cận cảnh ‘bộ bàn ghế’ có một không hai đang được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du: